bổ sung calci

Loãng xương ở người cao tuổi: Nguyên nhân và giải pháp

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng suy giảm khối lượng lương, xốp xương khiến cho xương dễ gãy, đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp phòng ngừa bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

Loãng xương ở người già là gì?

Loãng xương ở người già là bệnh lý thường gặp do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Mức độ loãng xương nặng nhẹ sẽ khác nhau ở mỗi người. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra những cơn đau, thoái hóa và làm giảm khả năng vận động của người già. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi

 Những nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương của người già là:

– Do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể:

Tuổi cao dẫn đến các cơ quan bị lão hóa, dẫn đến giảm hấp thu dưỡng chất. Việc thiếu dưỡng chất diễn ra lâu ngày khiến xương kém chắc khỏe, nâng cao nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, mật độ xương của cơ thể cũng giảm xuống theo sự lão hóa của tuổi tác. Quá trình tạo tế bào xương mới giảm xuống và sự hủy xương lại tăng lên.

Sự suy giảm hormone nội tiết, nhất là phụ nữ mãn kinh cũng khiến cho tỷ lệ bệnh loãng xương ở nữ giới tăng lên.

Loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương ở người cao tuổi

– Do chế độ ăn không bổ sung đủ canxi:

Người cao tuổi cần một lượng canxi mỗi ngày là từ 1200 đến 1500mg canxi nguyên tố. Do đó, đi cùng với hấp thu kém thì việc không bổ sung đủ canxi thông qua thực phẩm hàng ngày và thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa canxi cũng khiến cho tốc độ mất xương diễn ra nhanh hơn, gây ra loãng xương, xốp xương.

– Tuổi cao nên ít vận động:

Người già thường ít vận động và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên việc tổng hợp Vitamin D từ mặt trời hầu như không có. Điều này sẽ dẫn đến canxi bổ sung vào cơ thể không được hấp thu tốt nhất.

Hơn nữa, việc vận động cũng sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và giúp đẩy lùi được loãng xương. Người già ít vận động khiến nguy cơ loãng xương cũng tăng lên.

– Khối lượng xương lúc trẻ thấp:

Bệnh loãng xương cũng liên quan mật thiết đến khối lượng xương lúc còn trẻ của mỗi người. Giai đoạn từ 25 đến 35 tuổi là lúc khối lượng xương đạt đỉnh, từ sau 35 tuổi quá trình hủy xương chiếm ưu thế dẫn đến khối lượng xương giảm dần.

Nếu lúc còn trẻ lười vận động, không chú trọng bổ sung canxi có thể khiến cho khối lượng xương thấp và sẽ gây loãng xương khi về già.

– Do mắc các bệnh mạn tính:

Những bệnh lý như thận, nội tiết hay dùng thuốc corticoid kéo dài sẽ tăng nguy cơ hủy xương.

– Do hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu:

Người già hút thuốc lá nhiều và thường uống rượu bia cũng dễ bị loãng xương hơn.

Chẩn đoán chứng loãng xương ở người cao tuổi

Chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi
Chẩn đoán loãng xương ở người cao tuổi

Để chẩn đoán loãng xương, người ta sẽ sử dụng những phương pháp dưới đây:

Đo loãng xương

Phương pháp đo loãng xương (đo mật độ xương) sử dụng tia X hoặc hấp thụ năng lượng kép tia X để xác định hàm lượng canxi và những khoáng chất trong xương.

Phương pháp này sẽ được thực hiện ở người trên 50 tuổi gặp phải những vấn đề sau:

  • Giảm từ 3cm chiều cao (so với lúc 20-30)
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân hoặc cân nặng dưới 40kg.
  • Thiếu hụt estrogen ở nữ giới hoặc thiếu hụt androgen ở nam giới.
  • Tiền sử gia đình hoặc bản thân bị gãy xương do một chấn thương nhẹ.
  • Đã từng hoặc đang dùng corticoid liên tục trong suốt 3 tháng
  • Sử dụng chất kích thích mỗi ngày với hàm lượng như sau: uống rượu (≥ 8g cồn tinh) hoặc rượu mạnh (30ml), bia (375ml); hút thuốc lá (≥ 20 điếu).

Chụp X – quang

Thông qua độ sáng phim X – quang, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ loãng xương cùng lượng xương mất đi và tỉ lệ xương đang bị bào mòn. Ở khu vực loãng xương thì sẽ tối hơn những xương ở vị trí khác. Ngoài ra, việc chụp X – quang còn giúp bác sĩ đánh giá tình trạng lún đốt sống.

Các xét nghiệm khác

Bao gồm những xét nghiệm như:

  • Nồng độ canxi, magie, phospho trong máu.
  • Nồng độ vitamin D3 trong cơ thể.
  • Xét nghiệm chức năng gan.
  • Nồng độ PTH nếu nghi ngờ cường cận giáp gây loãng xương.
  • Đo nồng độ testosterone huyết thanh nếu nghi ngờ loãng xương do suy sinh dục.
  • Định lượng creatinin, canxi trong nước tiểu.
Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương
Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương

Dấu hiệu nhận loãng xương ở người già

Loãng xương ở người già là bệnh có diễn biến thầm lặng và các triệu chứng đặc trưng thường xuất hiện khi đã có biến chứng:

  • Đau nhức xương, gãy xương
  • Đau xương kèm theo co cứng ở các cơ cột sống thắt lưng và lan sang hai bên sườn. Cơn đau dữ dội hơn khi người bệnh vận động hay mang vác nặng và chỉ giảm khi nghỉ ngơi
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ do xẹp, lún đốt sống.
  • Triệu chứng toàn thân: ớn lạnh, chuột rút hay đổ nhiều mồ hôi.

Hậu quả của bệnh loãng xương

Những hậu quả khi người già bị loãng xương là:

Đau nhức

Do mật độ xương giảm xuống, cương bị yếu, xốp nên các triệu chứng đau sẽ rõ rệt. Người bệnh sẽ bị đau lưng, tay, chân, các khớp gối, háng, cột sống..

Mức độ đau sẽ tăng lên về đêm.

Mất ngủ

Các cơn đau nhức khớp về đêm khiến cho tuổi già đã khó ngủ lại còn khó ngủ hơn. Điều này khiến cho sức khỏe suy giảm, mệt mỏi.

Trầm cảm

Đau nhức xương và mất ngủ làm người già mệt mỏi dễ trầm cảm.

Gù vẹo cột sống

Do loãng xương mà cột sống dễ bị biến dạng và gù vẹo cột sống.

Loãng xương gây gù vẹo cột sống

Gãy xương, tàn phế, tử vong

Loãng xương có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng gãy xương dù chỉ là va chạm nhẹ hay vận động mạnh.

Việc gãy xương sẽ khó điều trị khó khăn hơn và việc không điều trị đúng có thể dẫn đến tàn phế.

Bên cạnh đó, việc bị gãy xương, mất khả năng vận động, sống phụ thuộc người khác có thể gia tăng nguy cơ tử vong. Có đến 30-50% trường hợp tử vong trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương đùi.

Điều trị bệnh loãng xương

Điều trị bệnh loãng xương cho người già bằng thuốc như sau

Thuốc giảm đau

Paracetamol hay calcitonin sẽ giúp giảm đau và hạn chế hoạt động của tế bào gây hủy xương.

Cần hạn chế cùng các thuốc giảm đau chống viêm, nhất là thuốc kháng viêm corticoid

Thuốc giúp tăng mật độ xương

Thuốc bisphosphonate đang là thuốc được sử dụng để tăng mật độ xương gồm 2 dạng là dạng viên uống và dạng truyền tĩnh mạch. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự hủy xương khi quá trình tạo xương bình thường và kết quả là giúp tăng mật độ xương. Tuy nhiên đối với người cao tuổi việc tăng mật độ xương là khó khăn hơn vì thế vậy điều trị phải kéo dài, có thể lên đến 4 đến 5 năm điều trị liên tục.

Việc sử dụng thuốc ức chế hủy xương cần phải kết hợp với bổ sung D2, MK7, canxi, magie, kẽm… để giúp tăng hiệu quả điều trị.

Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Chế độ ăn uống

Người già cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất, nhất là các khoáng chất như canxi, magie, kẽm…

Những thực phẩm người già nên tăng cường ăn là: sữa, cá hồi, trứng, rau xanh, hoa quả tươi…

Ngoài ra, cần hạn chế những thực phẩm có nhiều muối, dầu mỡ và cay nóng, cà phê, rượu bia để hạn chế thải canxi và quá trình hủy xương.

Bổ sung canxi giúp phòng ngừa loãng xương ở người già
Bổ sung canxi giúp phòng ngừa loãng xương ở người già

Chế độ luyện tập

Cùng với chế độ dinh dưỡng, người già cũng cần tập thể dục, vận động đều đặn, vừa sức để giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe hơn. Không chỉ vậy, việc vận động còn giúp tiêu hóa, hô hấp, tim mạch khỏe hơn.

Việc điều trị loãng xương rất tốn kém và đòi hỏi nhiều thời gian, không phải điều trị là khỏi ngay. Chính vì vậy, ngay từ lúc còn trẻ cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý và bổ sung thêm canxi để giúp tăng khối lượng xương, dự phòng bệnh loãng xương về già.

PregEU Calci là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Tín Phong. Với canxi từ sữa dễ hấp thu, hàm lượng canxi nguyên tố cao, bổ sung thêm D3, MK7, kẽm, magie nên rất phù hợp để bổ sung canxi giúp tăng mật độ xương ở người trẻ và dự phòng loãng xương người già.

Có thể thấy rằng loãng xương ở người cao tuổi đang là vấn đề đang được xã hội cần quan tâm và cần có biện pháp dự phòng hợp lý. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh loãng xương.

==> Xem thêm: Thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất cho người già

Tài liệu tham khảo

Osteoporosis in Aging, News Health, truy cập ngày 21/12/2022

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *