bổ sung calci

Chuột rút khi mang thai, những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Chuột rút là một hiện tượng không còn xa lạ đối với các mẹ bầu. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về chuột rút khi mang thai, những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang bầu

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào giải thích vì sao phụ nữ có thai thường bị chuột rút.. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chuột rút khi mang bầu như: 

– Cân nặng của mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi đã gây ra áp lực nhiều hơn đến các cơ bắp ở chân.

– Tử cung to ra để tạo chỗ nằm cho thai nhi, gây tăng áp lực lên các cơ, dây chằng nâng đỡ thai nhi. Điều này có thể dẫn đến những cơn đau nhức cho bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, các tĩnh mạch cung cấp máu đến tử cung bị đè nén cũng gây ra cảm giác khó chịu, nặng nề. Biểu hiện chuột rút mẹ bầu có thể cảm nhận ở vùng bụng dưới.

– Ốm nghén nặng trong thai kỳ gây nôn nhiều khiến cơ thể mẹ bị mất nước, rối loạn điện giải cũng có thể gây ra tình trạng chuột rút khi mang bầu.

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang bầu
Nguyên nhân gây chuột rút khi mang bầu

– Thiếu canxi vào những tháng cuối thai kỳ do nhu cầu canxi của cơ thể mẹ càng tăng cao để đáp ứng đủ cho sự phát triển của thai nhi. Khi canxi cung cấp cho cơ thể không được đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ bị thiếu canxi do một phần canxi được truyền cho bé.

– Chế độ ăn thiếu khoáng chất như canxi, magie, kali cũng góp phần gây nên chuột rút ở chân trong thai kỳ.

– Giữ nguyên 1 vị trí trong thời gian dài cũng có thể khiến mẹ bị chuột rút.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chuột rút ở bà bầu không thể tìm được nguyên nhân.

==> Xem thêm: Biểu hiện thiếu hụt canxi ở bà bầu không nên bỏ qua?

Dấu hiệu chuột rút khi đang có thai

Đây là hiện tượng phổ biến khi mang thai ở các mẹ bầu và thường xuất hiện khi vừa bắt đầu giấc ngủ.

Tình trạng này xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 3 của thai kỳ khi mà thai nhi đã lớn dần. Lúc này, chuột rút có thể xuất hiện cả ban ngày và sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy không để lại hậu quả gì và sẽ tự hết sau khi sinh nhưng cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn.

Bắp chân, đùi, bàn chân là những vị trí thường bị chuột rút nhất. Trong đó bắp chân là vị trí thường gặp nhất.

Ngoài ra có thể gặp chuột rút ở tay, thân mình. Trong trường hợp chuột rút ở bụng, mẹ cần hết sức chú ý vì có khả năng dẫn đến sảy thai. Bên cạnh những cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy được một khối mô cứng ở dưới da.

Nếu mẹ bầu bị chuột rút có kèm theo hiện tượng ra máu, đau nhiều ở bụng hay đỉnh vai, thân nhiệt tăng thì cần đến bệnh viện để được kiểm tra và kịp thời điều trị.

Bắp chân, đùi, bàn chân là những vị trí thường bị chuột rút nhất
Bắp chân, đùi, bàn chân là những vị trí thường bị chuột rút nhất

Chuột rút khi mang thai và những lưu ý quan trọng

Chuột rút là hiện tượng thường gặp khi mang thai và mẹ bầu không nên quá lo lắng. Dưới đây là một số cách phòng tránh cũng như xử lý chuột rút khi mang thai cho bà bầu.

Cách xử lý chuột rút cho bà bầu

Khi bị chuột rút trong thời gian mang thai, mẹ cần bình tĩnh và thực hiện những bước sau:

– Duỗi chân: mẹ hãy cố gắng để thẳng chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá chân và các ngón chân. Việc làm này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau do chuột rút sẽ nhanh chóng biến mất.

– Xoa bóp tại các cơ bắp bị co rút.

– Lấy một chai nước nóng chườm lên vùng bị chuột rút.

– Đi lại: mẹ có thể cố gắng bước một vài bước sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh hơn.

Cách phòng tránh chuột rút khi đang mang bầu

Một số cách giúp mẹ phòng tránh chuột rút khi mang thai là:

– Ngâm chân bằng nước ấm và một số động tác massage trong 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ là cách cực kỳ hữu hiệu để phòng ngừa chứng chuột rút khi mang bầu. Mẹ bầu cũng nên kê chân trên một chiếc gối cao khi đi ngủ để hạn chế hiện tượng này.

– Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ nhàng như co duỗi tay, chân, xoa bóp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Bên cạnh giúp phòng ngừa chuột rút thì những bài tập này còn giúp mẹ ngủ sâu và ngon hơn.

– Không ngồi một tư thế quá lâu. Với những bà bầu làm công việc văn phòng, nên tranh thủ vận động, co duỗi chân sau mỗi giờ làm việc.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, nằm nghiêng sang trái để giúp máu lưu thông đến chân tốt hơn.

Uống đủ nước là cách giúp mẹ phòng tránh chuột rút khi đang mang bầu
Uống đủ nước là cách giúp mẹ phòng tránh chuột rút khi đang mang bầu

– Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ tốt hơn, giúp cơ hoạt động bình thường. Từ đó giúp ngăn được chứng chuột rút khi mang thai.

– Bổ sung magie để giảm chuột rút. Nghiên cứu cho thấy, có tới 30% phụ nữ mang thai bổ sung không đủ nhu cầu magie sẽ bị chuột rút. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu kali, sắt cùng các khoáng chất khác để hạn chế tình trạng này khi mang thai.

– Bổ sung đủ nhu cầu canxi trong mỗi giai đoạn thai kỳ thông qua các thực phẩm giàu canxi như trứng, gà, đậu, cá, rau cải, rong biển… và các loại vitamin tổng hợp có chứa canxi.

PregEU Calci với canxi từ sữa, bổ sung thêm magie, vitamin D3, K2 dễ hấp thu, giúp bổ sung đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ, cho mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và giảm được chứng chuột rút khi mang thai.

Bài viết trên đây đã làm rõ về vấn đề chuột rút khi mang thai và những lưu ý quan trọng cho bà bầu. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. Liên hệ 1800.9229 để biết thêm những thông tin khác về sức khỏe, dinh dưỡng thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

Becca Stanek, Jul 19, 2022, Cramping During Pregnancy: Everything You Need To Know, Forbes, truy cập ngày 04/11/2022

Ngày viết:

One thought on “Chuột rút khi mang thai, những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *